Sacomtec

Khi điện thoại "giãy nảy" đòi diệt virus, đó chỉ là cái bẫy!

Nhiều trường hợp khi truy cập vào một trang web nào đó thì điện thoại rung bần bật một cách đáng sợ và thông báo phát hiện ra 52 con virus, nhưng kỳ thực đó là cái bẫy chờ người dùng bấm nút diệt virus.

Thời gian gần đây xuất hiện khá phổ biến một hình thức phát tán mã độc mới đối với điện thoại nền tảng iOS và Android, đó là dụ dỗ người dùng... diệt virus. Theo thông tin từ các chuyên gia an ninh mạng Athena, nhiều trường hợp khi người dùng dùng điện thoại di động truy cập vào một địa chỉ website nào đó (trong đó có website Việt Nam) thì bất ngờ xuất hiện cảnh báo máy đã bị nhiễm virus, đồng thời máy rung lên liên tục một cách đáng sợ, yêu cầu người dùng làm theo hướng dẫn diệt virus. Đây thực chất là một cái bẫy được giăng ra, vì khi bấm vào nút diệt virus này, bạn đã tải mã độc vào smartphone của mình.

Ví dụ như có trường hợp trang web thông báo phát hiện ra 52 con virus trong điện thoại, kèm cảnh báo nếu không giải quyết trong một vài phút virus có thể làm hỏng thẻ SIM và xóa các địa chỉ liên lạc. Tiếp đến, trang web này sẽ hướng dẫn bấm nút diệt virus và có thể yêu cầu nhập số điện thoại, gửi tin SMS mã bạn nhận được sau khi nhập số điện thoại.

Vì lo sợ nên nhiều bạn khi thấy cảnh báo điện thoại run lên báo bị nhiễm virus liền làm theo hướng dẫn bấm vào nút quét virus trên máy, nhưng kỳ thực như vậy là đã sập bẫy virus.


A1-Dien-thoai-doi-diet-virus-Bay-ma-doc-malware.jpg


Đây là trường hợp khi truy cập vào trang web thì điện thoại run bần bật và thông báo phát hiện ra 52 con virus trong điện thoại, kèm cảnh báo nếu không giải quyết trong một vài phút virus có thể làm hỏng thẻ SIM và xóa các địa chỉ liên lạc.


A2-Dien-thoai-doi-diet-virus-Bay-ma-doc-malware.jpg

Vì lo sợ nên nhiều bạn khi thấy cảnh báo điện thoại run lên báo bị nhiễm virus liền làm theo hướng dẫn bấm vào nút quét virus trên máy, nhưng kỳ thực như vậy là sập bẫy virus.

Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm Cảnh báo rủi ro & An ninh mạng Athena cho biết nhiều website của Việt Nam từng bị tình huống này chứ không riêng gì các trang web sex. Hơn nữa, việc cài bẫy virus này có thể nhờ vào lợi dụng việc chia sẻ quảng cáo thông qua Google, từ đó các hacker hướng khách hàng đến những trang có mã độc ở địa chỉ URL dạng errorxxx.online, trong đó xxx  là dãy ký tự thay đổi.

Do đó, ông Võ Đỗ Thắng đưa ra lời khuyên với người dùng nền tảng iOS và Android rằng khi gặp hình cảnh báo virus tương tự, tuyệt đối không được bấm vào và cần tắt ngay tab này. Nếu đã lỡ "diệt virus" thông qua con đường  này thì người dùng cần nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia.

Theo ICTNEWS


© 2007 -2024  Sacomtec | Homepage