Vấn đề bảo mật thông tin cùng những nguy cơ bị các nhà quảng cáo theo dõi những hoạt động trong thế giới mạng của mình vốn đã là mối quan tâm lớn đối với những người dùng internet. Ngày nay, với sự tiến bộ vuợt bậc của điện thoại di động thì các vấn đề này cũng bắt đầu khiến nhiều người dùng di động quan tâm vì bản thân họ cũng lưu trữ rất nhiều thông tin cá nhân trong chiếc di động của mình.
Nhà cung cấp dịch vụ bảo mật trực tuyến TRUSTe và Harris Interactive đã nghiên cứu người dùng di động Mỹ trong tháng 02/2011 về những mối quan tâm của họ khi sử dụng các thiết bị di động của mình. Nghiên cứu này đã cho thấy mối quan tâm hàng đầu của họ về các ứng dụng di động đó chính là tính bảo mật, tiếp theo đó là sự an toàn.
Mối quan tâm của người dùng điện thoại Mỹ khi sử dụng các ứng dụng di động, tháng 02/2011
Tỉ lệ % người trả lời
Lưu ý: Người tham gia có độ tuổi từ 18 trở lên
Nguồn: TRUSTe, “Tính bảo mật trên di động: Từ góc nhìn của người dùng”, thực hiện bởi Harris Interactive, ngày 27/04/2011
Người dùng điện thoại hiện rất ngại chia sẻ thông tin qua các ứng dụng, nhiều người tìm cách để tự bảo vệ thông tin của mình với những từ mật mã - password - khó đoán cũng như nghiên cứu kỹ chính sách bảo mật trước khi tiến hành đăng ký. Nhưng chỉ 36% trong số người tham gia trả lời nói rằng họ cảm thấy các thông tin cá nhân của mình đang được giữ an toàn khi dùng các ứng dụng di động.
Việc bị theo dõi thông tin trên mạng cũng là một điểm nóng khác, gần ba phần tư người tham gia cho rằng họ không thích bị các nhà quảng cáo theo dõi thông tin hay các hoạt động của mình trên mạng internet di động.
Nhận thức về vấn đề theo dõi trên mạng internet di động trong nhóm người dùng điện thoại Mỹ, tháng 02/2011
Tỉ lệ % người trả lời
Lưu ý: n=1000, người tham gia có độ tuổi từ 18 trở lên.
Nguồn: TRUSTe, “Tính bảo mật trên di động: Từ góc nhìn của người dùng”, thực hiện bởi Harris Interactive, ngày 27/04/2011
Mặc dù việc theo dấu trong mạng di động vẫn chưa phổ biến như trên máy tính nhưng người tiêu dùng vẫn luôn ý thức được rằng trong điện thoại của mình có rất nhiều thông tin nhạy cảm và cá nhân.
“Mọi nguời đều biết là điện thoại là một thiết bị mang tính cá nhân, chúng ta gắn bó với điện thoại của mình và trong mỗi chiếc điện thoại chứa rất nhiều dữ liệu về bản thân của chủ nhân chúng”, giám đốc TRUSTe, Fran Maier chia sẻ với eMarketer.
Các vấn đề về bảo mật và tính riêng tư cũng đang nhận được nhiều sự chú ý từ các phương tiện truyền thông. Tuần trước, hàng loạt tờ báo đã đưa tin một file chương trình có thể dùng để theo dõi vị trí hiện tại của một những chiếc iPhone – đồng thời chương trình này cũng được công khai lên mạng cho bất cứ ai sở hữu một chiếc điện thoại để sử dụng.
Nhưng cả khi giới truyền thông đang xoay quanh xem xét về các khả năng lạm dụng chương trình theo dõi này với các mục đích xấu thì người ta cũng bắt đầu nghi vấn rằng chương trình này chưa hẳn là chỉ mới xuất hiện gần đây. Một số báo cáo cho rằng các chương trình theo dõi này đã được chính phủ các nước sử dụng mà không cần được toà án cho phép. Nhiều luật gia từng có chút kinh nghiệm trong lĩnh vực luật bảo vệ quyền riêng tư thông tin cá nhân trong thế giới mạng đã kêu gọi phải có một cuộc điều tra đối với Apple và Google sau vụ bê bối liên quan đến những vi phạm về bảo mật thông tin cá nhân trên di động, nhưng khi chính phủ lại là người đầu tiên lạm dụng các tính năng này thì quyền lợi của những người dân bình thường sẽ bị bỏ mặc.