Sacomtec

Bảo mật cho điện thoại di động thời 3G

Các chuyên gia bảo mật CMC InfoSec khuyến cáo người dùng ĐTDĐ cẩn thận khi truy cập Internet, chia sẻ, tải dữ liệu…

ĐTDĐ đã và đang trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người dân, với một nửa dân số trên toàn thế giới đang sử dụng ĐTDĐ. Với các thiết bị có nhiều tính năng lựa chọn hơn máy tính cá nhân, người dùng sử dụng di động để chụp ảnh quay phim nhiều hơn, nhưng cũng phải đối mặt với nguy cơ mất đi những ký ức cá nhân, họ lại không sao lưu dữ liệu nên các mối đe dọa bảo mật thông tin trên ĐTDĐ đang ngày càng trở nên thực tế hơn. Một ‘đại dịch’ virus tấn công trên nền điện thoại di động chắc chắn sẽ xảy ra.

Ngày nay, khi chiếc điện thoại di động ngày càng trở nên “thông minh”, các dịch vụ chia sẻ trao đổi thông tin trên các thiết bị di động cũng phát triển rộng hơn. Đã từ lâu các thiết bị di động đã trở thành mục tiêu của giới tội phạm với các dòng virus lây qua dịch vụ MMS, Bluetooth, các phần mềm chat trên di động, từ máy tính (PC) sang di động. Tính đến thời điểm này đã có gần 1.000 loại virus lây lan trên ĐTDĐ, hàng chục nghìn chiếc điện thoại bị nhiễm độc. Các dòng virus này tập trung nhiều nhất vào các thiết bị sử dụng hệ điều hành Windows Moblie hoặc Symbian bởi hầu hết các hãng sản xuất ĐTDĐ lớn đều lựa chọn sử dụng những hệ điều hành này.

Tại sao người dùng cần phải bảo vệ điện thoại? Vì ĐTDĐ là một công cụ kết nối dễ dàng, bạn sử dụng nó để kết nối với những người bạn thương yêu; ĐTDĐ chứa các thông tin cá nhân bảo mật nên nếu điện thoại của bạn bị mất hoặc bị đánh cắp, ai đó có thể sử dụng sai thông tin bí mật của bạn; Phần mềm gián điệp mobile có thể theo dõi điện thoại của bạn và sao chép các cuộc gọi, văn bản của bạn và thông tin bên thứ 3; Virus điện thoại có thể lây lan từ máy nhiễm bệnh sang các máy khác; Phần mềm mã độc có thể làm cho điện thoại của bạn không sử dụng được…

Mạng VinaPhone đang triển khai cung cấp các dịch vụ 3G, người dùng sẽ được hưởng nhiều dịch vụ trên nền tảng này. Tuy nhiên, càng tiện lợi thì đồng nghĩa việc người dùng sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề nguy hiểm. CMC InfoSec xin đưa ra một vài khuyến cáo tới người dùng, hãy hết sức cẩn thận khi sử dụng các thiết bị cầm tay công nghệ cao để: Truy cập các đường link khi duyệt web trên các thiết bị cầm tay; Nhận, mở các file lạ khi gửi cho nhau qua các dịch vụ Chat; Kết nối thiết bị với PC (nếu PC không được bảo vệ bằng các phần mềm bảo mật); Sử dụng dịch vụ tin nhắn đa phương tiện MMS; Sử dụng dịch vụ Bluetooth (chỉ bật Bluetooth khi cần dùng).

ICTNews


© 2007 -2024  Sacomtec | Homepage