Sacomtec

Quầy thuốc tây là gì? và những lưu ý khi mở quầy thuốc

Quầy thuốc là hình thức bán lẻ thuốc ngoài nhà thuốc được phép hoạt động. Vậy để hiểu hơn về hình thức kinh doanh bán lẻ thuốc này và điều kiện để mở một quầy thuốc là gì mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.

quay-thuoc-la-gi.jpg

1. Quầy thuốc là gì?

Quầy thuốc là một trong hai hình thức bán lẻ thuốc phổ biến nhất hiện nay ngoài nhà thuốc. Đây là loại hình kinh doanh có điều kiện, theo đó, người kinh doanh bắt buộc phải chấp hành đầy đủ các quy định đã đề ra.

  • Người phụ trách chuyên môn: Người phụ trách chuyên môn tối thiểu có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược, phải có Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định hiện hành.
  • Phạm vi hoạt động: Được bán lẻ thuốc thành phẩm.
  • Địa bàn hoạt động: Được mở tại địa bàn huyện, xã của các huyện ngoại thành, ngoại thị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Việc thay đổi thuốc trong đơn: Không được thực hiện việc thay thế thuốc trong đơn.

Dược sĩ cao đẳng có được mở quầy thuốc không?

  • Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên được cấp bằng Cao đẳng Dược chính quy, và được mở quầy thuốc sau khi đủ thời gian thực hành nghề nghiệp và hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật.

2. Quyền hạn và nghĩa vụ của quầy thuốc

Quyền hạn và nghĩa vụ của một quầy thuốc cần có bao gồm:

Quyền hạn của quầy thuốc:

  • Quyền của quầy thuốc được quy định tại các Điểm a, b, c và đ Khoản 1 Điều 42 của Luật này.
  • Mua và bán lẻ thuốc thuộc Danh Mục thuốc thiết yếu và Danh mục thuốc không kê đơn, trừ vaccin; trường hợp mua, bán thuốc thuộc Danh Mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt và Danh Mục thuốc hạn chế bán lẻ thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật này. 
  • Đối với quầy thuốc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được bán thêm một số loại thuốc khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
  • Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu và Điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó.
quyen-han.jpg

Nghĩa vụ của quầy thuốc:

  • Tuân thủ trách nhiệm tại khoản 2 Điều 42 Luật Dược 2016 như: phải có giấy phép đăng ký kinh doanh; tuân thủ và duy trì các điều kiện kinh doanh…
  • Không được bán nguyên liệu làm thuốc, trừ dược liệu

3. Điều kiện, hồ sơ mở quầy thuốc

Theo quy định tại nghị định số 54/2017/NĐ - CP và Luật dược 2016, hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược (Theo mẫu).
  • Tài liệu kỹ thuật tương ứng với cơ sở bán lẻ thuốc.
  • Bản sao chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược.
  • Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu pháp lý chứng minh việc thành lập cơ sở. 

Trình tự cấp giấy phép mở Quầy thuốc như sau:

  • Bước 1: Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược nộp 01 bộ hồ sơ tại Sở y tế nơi cơ sở đó đặt địa điểm kinh doanh.
  • Bước 2: Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận sẽ ra văn bản thông báo nội dung cần sửa đổi theo đúng quy định.
  • Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận, trường hợp đã được kiểm tra, đánh giá về cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân sự đáp ứng Thực hành tốt, Sở Y tế sẽ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với Quầy thuốc.
  • Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, Sở Y tế sẽ công bố, cập nhật thông tin trên hệ thống thông tin điện tử của cơ quan y tế.

4. Lưu ý khi mở quầy thuốc

Khi mở quầy thuốc các chủ nhà thuốc nên lưu ý những điểm sau:

  • Muốn mở quầy thuốc trước hết bạn phải đủ điều kiện và giấy tờ cần thiết, tránh trường hợp khi nộp hồ sơ cơ quan nhận hồ sơ phải yêu cầu nộp bổ sung.
  • Tìm kiếm nguồn hàng uy tín chất lượng để nhập thuốc cũng như các sản phẩm thiết yếu khác trước khi mở quầy thuốc. Nên tham khảo giá của nhiều nguồn nhập hàng để có thể chọn được nơi có giá cả thích hợp.
  • Có phương pháp tuyển và quản lý nhân sự quầy thuốc thích hợp.
  • Cần có chiến lược kinh doanh thích hợp, hạn chế trường hợp lỗ vốn hoặc hoàn vốn sau 3 - 4 tháng kinh doanh.
  • Nếu có thể nên sử dụng phần mềm quản lý quầy thuốc để quản lý thuốc, lượng thuốc nhập, xuất ra cũng như hạn sử dụng của thuốc cũng như các sản phẩm khác.
  • ...
luu-y.jpg

Trên đây là những thông tin tổng hợp về quầy thuốc, hy vọng thông qua bài viết các chủ quầy thuốc tương lai đã có thêm cho mình những kiến thức hữu ích.

Theo PFN


© 2007 -2024  Sacomtec | Homepage