10 ứng dụng Android KHÔNG NÊN cài đặt trên điện thoại

QuickPic Gallery

Trước đây, QuickPic là một thư viện ảnh thân thiện và dễ sử dụng với thông tin rõ ràng và cập nhật thường xuyên. Từ đó thu hút được một lượng lớn người dùng tải về, sử dụng.
Tuy nhiên, sau khi được mua lại bởi Cheetah Mobile - một công ty có tiếng của Trung Quốc vào năm 2015, QuickPic trở thành một ứng dụng có hại cho Android. Bởi vì công ty này đã bắt đầu tải dữ liệu của người dùng về máy chủ của họ. Bằng chứng đã được một người dùng Google Plus tìm thấy khi phát hiện một loạt các yêu cầu DNS mới được gán cho ứng dụng.
Ứng dụng đã từng bị xoá hoàn toàn khỏi CH Play vào cuối năm 2018, những đã được đưa trở lại vào năm 2019. Và hiện tại khi vào cửa hàng của Google các bạn sẽ thấy hàng loạt những các ứng dụng có tên QuickPic mà khó có thể phân biệt đâu là phiên bản gốc. Tốt nhất là không nên cài đặt để an toàn vì rất nhiều ứng dụng khác mà bạn có thể sử dụng để thay thế để chỉnh sửa ảnh nhanh. Ví dụ bạn có thể thử app Simple Gallery.
ES File Explorer

Đây là ứng dụng quản lý tệp từng rất tốt và phổ biến, được nhiều người dùng tin tưởng. nhiên, đó là câu chuyện cách đây 5 năm, còn sau đó thì phiên bản miễn phí của ứng dụng này ngày càng chứa đầy bloatware và quảng cáo. Khi sử dụng nó cứ xuất hiện các cửa sổ thông báo và bắt người dùng tải thêm các ứng dụng bổ sung đó mà không thể tắt.
Càng tệ hơn nữa là ES File Explorer đã bị loại khỏi CHPlay vào tháng 4/2019 vì gian lận trong quảng cáo. Ứng dụng này đã lén lút tự nhấp chuột vào các quảng cáo trên thiết bị mà người dùng không hề hay biết để trục lợi.
Hiện tại, lên CHPlay các bạn sẽ thấy rất nhiều ứng dụng mạo danh ES File Explorer tồn tại. Một số người dùng vẫn mặc kệ mọi thứ mà tải ứng dụng dưới dạng file APK.
UC Browser

Đây là trình duyệt web trên Android phổ biến ở Trung Quốc và Ấn Độ. Nhưng trình duyệt này cũng đã dính phốt vì vấn đề theo dõi người dùng. Các tìm kiếm được yêu cầu khi truy cập không hề được mã hoá mà gửi tới Yahoo India và Google. Số IMSI, số IMEI, Android ID và địa chỉ MAC Wi-Fi của người dùng cũng được gửi đến Umeng (một công cụ phân tích của Alibaba) mà không mã hoá gì. Tương tự, dữ liệu định vị cũng được gửi đến AMAP (công cụ lập bản đồ của Alibaba).
Dolphin Web Browser

Giống như UC Browser, Dolphin Web cũng là đầu sỏ trong việc theo dõi người dùng. Tệ hơn là nó còn lưu cả các lượt truy cập trang web của người dùng ở chế độ ẩn danh. Người dùng còn phát hiện là khi họ sử dụng VPN (Virtual Private Network - mạng riêng ảo), trình duyệt sẽ tiết lộ địa chỉ ISP (Internet Service Provider) của bạn.
Hago

Những bạn nào là “mọt game” chắc sẽ biết đến Hago, một ứng dụng chơi game và trò chuyện với bạn bè. Ứng dụng này cho phép người dùng chơi và kiếm lời bằng tiền thật khi tham gia vào các nhóm. Thế nên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề cờ bạc đáng ra không nên có. Phải thật cân nhắc trước khi tải về và chơi thử vì “càng tham sẽ càng thâm".
Fildo

Một ứng dụng tải nhạc bất hợp pháp được ngụy trang dưới dạng trình phát nhạc. Fildo đã có quan hệ thân thiết với Netease - công ty giải trí trực tuyến Trung Quốc trong một thời gian dài. Nó sử dụng thủ thuật backdoor API để cho phép tải xuống các bài hát từ máy chủ của Netease. Có nhiều lo ngại với ứng dụng này khi liên kết với nền tảng không mấy tin cậy vì những vấn đề thu thập dữ liệu và quyền riêng tư.
CLEANit

CLEANit là trình dọn dẹp rác trên điện thoại phổ biến và được nhiều người dùng tải về thiết bị Android của mình. Nhưng thực tế những gì ứng dụng này mang lại không hề tốt như những gì nó được quảng cáo. Nó chẳng có tác dụng gì cho điện thoại ngoài việc tạo lòng tin giả. Việc giải phóng các ứng dụng đang chạy không giúp tiết kiệm pin hơn là bao. Ngược lại, việc xoá RAM còn dẫn đến thiết bị dùng nhiều pin hơn.
Clean Master

Ứng dụng được biết đến với việc giúp tối ưu hoá cho điện thoại và đã bị xóa vào năm 2019, nhưng giờ file APK vẫn tồn tại và nó vẫn được sử dụng rộng rãi. Clean Master được tạo ra bởi Cheetah Mobile - một công ty nổi tiếng với quảng cáo và bloatware. Và một lần nữa cần nhắc lại là những ứng dụng kiểu này thật sự không hề có tác dụng gì cả.
DU Battery Saver & Fast Charge

DU Battery Saver & Fast Charge là một ứng dụng được quảng bá là tiết kiệm pin và giúp sạc nhanh với số lượt tải xuống khủng. Vớ vẩn! Một ứng dụng bên ngoài như vậy tất nhiên làm sao có thể can thiệp đến tốc độ sạc của thiết bị. Thực tế đó chỉ là những quảng cáo lố để dụ dỗ người dùng nhẹ dạ hay tin. Và ứng dụng này cũng như một cái chợ chứa quảng cáo với rất rất nhiều những quảng cáo sẽ xuất hiện trên màn hình khoá và thanh thông báo khi bạn cài đặt.
Ứng dụng này đã bị loại khỏi CH Play vào tháng 4/2019 nhưng trớ trêu thay là nhiều người dùng vẫn còn tin và tìm cách tải về thông qua APK.
Almost Every Anti-Virus App
Tương tự các ứng dụng ở trên, nó thật sự không cần thiết nếu không muốn nói là hoàn toàn vô dụng. Nhưng không hiểu sao vẫn có rất nhiều người dùng tải về máy. Phải thật sự cẩn trọng và cân nhắc những gì bạn định tải về máy.
Máy bay mất tích Malaysia rất có thể bị tấn công qua ĐTDĐ hoặc USB
Trong nỗ lực tìm kiếm chuyến bay mất tích MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines, các nhà điều tra đã nghĩ đến một số bằng chứng giật mình cho thấy chiếc máy bay có thể đã bị tấn công qua một chiếc ĐTDĐ, hay thậm chí chỉ là một chiếc USB.
“Chống hack” sẽ trở thành tính năng “hot” trên smartphone?
Ngoài chống nước, chống bụi thì “chống hack” cũng đang là một tính năng mới đang được nhắc đến trong những ngày này. Ít nhất đã có 3 công ty tiết lộ kế hoạch về những mẫu smartphone có khả năng bảo mật cực cao, giúp bảo vệ người dùng khỏi những ánh mắt gián điệp của chính phủ và các công ty.
Sự bùng nổ của smartphone
Ngày nay,điện thoại di động đã trở thành một trong những công cụ liên lạc thiết yếu của con người. Không chỉ thế, ngoài chức năng liên lạc, cùng với sự phát triển của công nghệ, kết nối toàn cầu, điện thoại di động còn được trang bị nhiều ứng dụng giải trí, định vị, mua sắm, thanh toán trực tuyến,…
Khi tablet không còn là "của quý" của làng công nghệ thế giới
Zal Bilimoria - một tác giả chuyên về mảng đầu tư di động, thị trường trao đổi và kinh tế chung. Ông đã dành gần 10 năm với vai trò định hướng sản phẩm cho Microsoft, Google, Netflix và LinkedIn. Ông cũng là đồng sáng lập/ CEO của Snip.ly, một startup có trụ sở tại San Francisco. Dưới đây là những suy nghĩ của ông về thị trường máy tính bảng hiện nay và xu thế của chúng trong những năm tới.
Lộ thông tin cá nhân: Khách hàng luôn chịu thiệt
“Alo, chào chị! Em là nhân viên ngân hàng…; Chào chị! Em gọi đến từ công ty bảo hiểm…”. Liên tiếp các cuộc gọi mời chào sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp khiến người sử dụng điện thoại di động rất bực mình. Thông tin cá nhân đang bị chuyển hóa thành “thông tin công cộng” vì không được bảo vệ trong các giao dịch.
Hướng dẫn bật chế độ tiết kiệm 3G trên các trình duyệt di động
Nén dữ liệu, giảm chất lượng hình ảnh, tắt quảng cáo,… là một trong số những giải pháp giúp giảm đáng kể lưu lượng sử dụng trên các thiết bị di động. Bên cạnh đó, tốc độ tải web sẽ cải thiện nếu tốc độ đường truyền hiện tại không đủ mạnh.
Những điều bạn cần biết về smartphone và bảo mật di động.
Smarphone có thể không an toàn, thậm chí gây nguy hiểm cho bạn khi nói đến vấn đề bảo mật dữ liệu riêng tư của bạn. Theo một nghiên cứu gần đây của nhà sản xuất bảo mật di động NQ Mobile, có đến hơn 48% người sử dụng smartphone không sử dụng mật mã để khóa thiết bị của họ. Bất cứ ai kiểm soát được điện thoại của bạn cũng kiểm soát nhận dạng ảo của bạn, do đó hãy cố gắng tự bảo vệ mình ngay từ bây giờ. Hãy tham khảo qua Infographic dưới đây để tìm hiểu thêm về sự riêng tư trên điện thoại và cách thức mà smartphone có thể bị xâm nhập.