Quy trình đặt hàng, nhập thuốc và kiểm tra thuốc nhập kho
1.Xác định nhu cầu nhập thuốc
Nhà thuốc cần phải xác định nhu cầu nhập thuốc dựa theo các tiêu chí như:
- Số lượng thuốc còn lại trong kho
- Số lượng tồn kho tối thiểu cần có của từng sản phẩm
- Đặt hàng theo số lượng sản phẩm đã bán ra trong khoảng thời gian cụ thể
- Các đơn đặt hàng từ khách hàng
- Các yêu cầu chuyển kho nội bộ (với trường hợp chuỗi nhà thuốc có nhiều kho hàng).

Phần mềm Pharma Deluxe có hỗ trợ tạo báo cáo dự trù hàng hóa với các tiêu chí đặt hàng cụ thể, giúp người dùng nhanh chóng tạo đơn đặt hàng chính xác để gửi nhà cung cấp.
Xác định số lượng thuốc cần nhập (theo từng tiêu chí hoặc kết hợp nhiều tiêu chí với nhau) và thời điểm muốn nhập hàng.
Lập kế hoạch nhập thuốc và xác định nguồn cung cấp.
Đánh giá nhà cung cấp: Nghiên cứu và đánh giá những nhà cung cấp thuốc tiềm năng như các hãng sản xuất, các trung tâm phân phối (các sàn dược phẩm), nhà phân phối… Xem xét về chất lượng, giá cả, chính sách đổi trả và giao hàng của nhà cung cấp.
2. Lập đơn dự trù đặt hàng
Sau khi xác định nhu cầu nhập thuốc, nhà thuốc cần tạo đơn đặt hàng và gửi cho nhà cung cấp thuốc….
Đơn đặt hàng cần hiển thị rõ các thông tin: tên thuốc, số lượng kèm đơn vị tính
Xác nhận đơn đặt hàng với nhà cung cấp về số lượng, tổng tiền dự kiến và thời gian giao hàng. Xác định các điều kiện vận chuyển và lưu trữ thuốc.

3. Kiểm tra thông tin thuốc
Khi nhận được hàng từ nhà cung cấp dựa theo đơn đặt hàng, nhà thuốc cần kiểm tra thông tin về thuốc đó như: tên thuốc, số đăng ký, số lô, hạn sử dụng và xuất xứ… để đảm bảo thuốc đúng chất lượng.
Kiếm tra về cảm quan những thuốc vừa nhập, kiểm tra bao bì xem có còn đẩy đủ và nguyên vẹn bao gói của nhà sản xuất không. Kiểm tra sự thống nhất giữa bao bì ở vỏ hộp và bao bì in trực tiếp trên thuốc
- Bước 1: Kiểm tra hóa đơn, chứng từ, so sánh số lượng và chủng loại của thuốc khi nhận được từ nhà cung cấp. Ghi sổ kiểm nhập thuốc
- Bước 2: Niêm yết giá theo NĐ 54 niêm yết 100% bằng cách in và dán tem sản phẩm có thông tin giá bán lẻ trên bao bì thuốc , giá bán không cao hơn giá niêm yết.
- Bước 3: Sắp xếp lên giá kệ đúng vị trí quy ước

4. Kiểm tra số lượng và đơn giá thuốc
Sau khi đã kiểm tra thông tin về thuốc, nhà thuốc hoặc cơ sở y tế cần kiểm tra số lượng và đơn giá của thuốc để đảm bảo rằng đơn đặt hàng đã được cung cấp đúng số lượng và giá cả đã thỏa thuận.
5. Bảo quản, lưu trữ thuốc
Sau khi kiểm tra và xác nhận các thông tin liên quan đến thuốc, nhà thuốc hoặc cơ sở y tế cần lưu trữ thuốc vào kho thuốc của mình. Khi lưu trữ, cần đảm bảo thuốc được đặt đúng vị trí, đúng điều kiện bảo quản và được phân loại đúng tên thuốc.
- Điều hòa để đảm bảo điều kiện bảo quản hàng hóa: nhiệt độ để bảo quản thuốc là dưới 30 độ C, độ ẩm <75% . Nếu nhà thuốc có những loại thuốc có điều kiện bảo quản dưới 25 độ C thì phải chỉnh nhiệt độ xuống còn 25 độ C hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh
- Tủ lạnh để bảo quản thuốc với yêu cầu nhiệt độ ≤ 15 độ C – Kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm ngày 2 lần 9h sáng và 15h chiều.
- Thiết bị ẩm kế tự ghi số liệu 01 tiếng /1 lần
6. Kiểm tra hạn sử dụng thuốc, chất lượng thuốc
Nhà thuốc hoặc cơ sở y tế thường xuyên kiểm tra hạn sự dụng và kiểm tra điều kiện bảo quản để đảm bảo chất lượng thuốc sau khi nhập thuốc về.
Trên đây là quy trình nhập thuốc tại nhà thuốc và các cơ sở y tế. Các nhà thuốc có thể tham khảo để áp dụng cho nhà thuốc của mình.
Máy bay mất tích Malaysia rất có thể bị tấn công qua ĐTDĐ hoặc USB
Trong nỗ lực tìm kiếm chuyến bay mất tích MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines, các nhà điều tra đã nghĩ đến một số bằng chứng giật mình cho thấy chiếc máy bay có thể đã bị tấn công qua một chiếc ĐTDĐ, hay thậm chí chỉ là một chiếc USB.
“Chống hack” sẽ trở thành tính năng “hot” trên smartphone?
Ngoài chống nước, chống bụi thì “chống hack” cũng đang là một tính năng mới đang được nhắc đến trong những ngày này. Ít nhất đã có 3 công ty tiết lộ kế hoạch về những mẫu smartphone có khả năng bảo mật cực cao, giúp bảo vệ người dùng khỏi những ánh mắt gián điệp của chính phủ và các công ty.
Sự bùng nổ của smartphone
Ngày nay,điện thoại di động đã trở thành một trong những công cụ liên lạc thiết yếu của con người. Không chỉ thế, ngoài chức năng liên lạc, cùng với sự phát triển của công nghệ, kết nối toàn cầu, điện thoại di động còn được trang bị nhiều ứng dụng giải trí, định vị, mua sắm, thanh toán trực tuyến,…
Khi tablet không còn là "của quý" của làng công nghệ thế giới
Zal Bilimoria - một tác giả chuyên về mảng đầu tư di động, thị trường trao đổi và kinh tế chung. Ông đã dành gần 10 năm với vai trò định hướng sản phẩm cho Microsoft, Google, Netflix và LinkedIn. Ông cũng là đồng sáng lập/ CEO của Snip.ly, một startup có trụ sở tại San Francisco. Dưới đây là những suy nghĩ của ông về thị trường máy tính bảng hiện nay và xu thế của chúng trong những năm tới.
Lộ thông tin cá nhân: Khách hàng luôn chịu thiệt
“Alo, chào chị! Em là nhân viên ngân hàng…; Chào chị! Em gọi đến từ công ty bảo hiểm…”. Liên tiếp các cuộc gọi mời chào sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp khiến người sử dụng điện thoại di động rất bực mình. Thông tin cá nhân đang bị chuyển hóa thành “thông tin công cộng” vì không được bảo vệ trong các giao dịch.
Hướng dẫn bật chế độ tiết kiệm 3G trên các trình duyệt di động
Nén dữ liệu, giảm chất lượng hình ảnh, tắt quảng cáo,… là một trong số những giải pháp giúp giảm đáng kể lưu lượng sử dụng trên các thiết bị di động. Bên cạnh đó, tốc độ tải web sẽ cải thiện nếu tốc độ đường truyền hiện tại không đủ mạnh.
Những điều bạn cần biết về smartphone và bảo mật di động.
Smarphone có thể không an toàn, thậm chí gây nguy hiểm cho bạn khi nói đến vấn đề bảo mật dữ liệu riêng tư của bạn. Theo một nghiên cứu gần đây của nhà sản xuất bảo mật di động NQ Mobile, có đến hơn 48% người sử dụng smartphone không sử dụng mật mã để khóa thiết bị của họ. Bất cứ ai kiểm soát được điện thoại của bạn cũng kiểm soát nhận dạng ảo của bạn, do đó hãy cố gắng tự bảo vệ mình ngay từ bây giờ. Hãy tham khảo qua Infographic dưới đây để tìm hiểu thêm về sự riêng tư trên điện thoại và cách thức mà smartphone có thể bị xâm nhập.