Các loại mã vạch thông dụng dạng one-dimensional (mã vạch 1D)
Trong các loại mã vạch
thì mã vạch 1 chiều (còn được gọi là mã vạch 1D) được cho là phổ biến và thông
dụng nhất. Thông tin dữ liệu sẽ được thay đổi bằng độ rộng và khoảng cách của
những đường song song, được gọi theo thuật ngữ là tuyến tính hoặc một chiều. Chúng
chủ yếu bao gồm những loại mã vạch truyền thống như UPC và EAN - những mã vạch
thông dụng đã được công nhận là tốt nhất.
– Mã vạch UPC
UPC nằm trong các loại
mã vạch thông dụng được dùng chủ yếu để bán hàng trên toàn thế giới. Mã vạch
UPC-A là một biến thể và mã hoá thành 12 chữ số. Trong khi đó, UPC-E là một
biến thể nhỏ hơn, chỉ được mã hoá thành 6 chữ số.
Phân biệt mã vạch EAN, mã vạch UPC
– Mã vạch EAN
Mã vạch EAN bao gồm
các biến thể EAN-13, EAN-8, JAN-13, ISBN, ISSN. Đây là loại mã vạch thông dụng
nhất, chủ yếu được sử dụng cho các cửa hàng, siêu thị tại châu Âu. Nhìn thoáng
qua, mã vạch này khá giống với mã vạch UPC nhưng sự khác biệt cơ bản và chủ yếu
nhất vẫn chính là ứng dụng địa lý của chúng. Nếu như EAN-13( bao gồm 13 chữ số
chính) được coi là hình thức mặc định chính, thì EAN-8 ( bao gồm 8 chữ số) là
loại mã vạch dùng cho những sản phẩm có diện tích dán mã vạch hạn chế, như
những viên kẹo nhỏ...
Ứng dụng mã vạch trong giáo dục
– Mã vạch 39
Được coi là các loại
mã vạch thông dụng của nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp ô
tô và các bộ phận Quốc phòng. Mã vạch này cho phép việc sử dụng cả kí tự và chữ
số. Tên viết tắt của nó xuất phát từ thực tế nó là nó chỉ có thể mã hoá 39 kí
tự - mặc dù trong nhiều phiên bản gần đây, bộ kí tự đã tăng lên tới 43 kí tự.
Mặc dù nó khá nhỏ gọn nhưng ý nghĩa lại khá lớn.
Các loại mã vạch thông dụng hiện nay
Nằm trong những mã
vạch thông dụng dạng 1D còn có một số dạng mã vạch khác như. Mã vạch 128, mã
vạch ITF, mã vạch 93, mã vạch codabar, GS1 Databar, mã MSI Plesey…
Ứng dụng mã vạch trong ngành y tế
Các loại mã vạch thông dụng dạng TWO-Dimensional 2D
Mã vạch 2D còn được
gọi là mã vạch 2 chiều. Sử dụng hệ thống đại diện dữ liệu biểu trưng hai chiều
và theo hình dạng. Chúng được nhận dạng tương tự như mã vạch 1D tuyến tính, nhưng
lại có thể đại diện nhiều dữ liệu hơn trong cùng một đơn vị diện tích. Mã vạch
2 chiều bao gồm một số loại mã vạch khá mới như mã QR và mã PDF417.
Ứng dụng mã vạch trong sản xuất
– Mã vạch QR
Trong các loại mã vạch
thông dụng ở dạng 2 chiều thì mã QR hay còn được gọi là mã vạch ma trận được sử
dụng rộng rãi dành cho việc tiếp thị và theo dõi, cũng như áp dụng để in trên
danh thiếp, quảng cáo...
Mã
vạch QR code
Mã vạch này khá linh
hoạt về kích thước, có khả năng đọc khá nhanh, mặc dù chúng không thể đọc được
khi sử dụng máy quét laser. Trong mã vạch QR, bao gồm 4 chế độ dữ liệu khác
nhau là.: Số, chữ và số, byte/nhị phân, Kanji…QR code phát triển ban đầu tại
Nhật Bản và lan toả đến ngày nay.
– Mã vạch PDF417
Đây là dạng mã vạch
thông dụng dạng 2D được sử dụng trong những ứng dụng đòi hỏi có lượng lưu trữ
dữ liệu lớn. Chẳng hạn như chữ kí, dấu vân tay, văn bản số, đồ hoạ… Đặc biệt,
chúng có khả năng lưu giữ trên 1,1 KB máy . Điều đó giúp chúng mạnh hơn rất
nhiều so với những loại mã vạch thông dụng dạng 2D khác. Tương tự như QR,
mã vạch PDF417 cũng được dùng miễn phí và trong phạm vi công cộng.
– Mã vạch DataMatrix
Là dạng mã vạch 2D
được dùng cho các sản phẩm nhỏ như tài liệu hay hàng hoá. Với hình dáng nhỏ bé,
chúng chính là mã vạch lý tưởng cho các sản phẩm nhỏ. Theo khuyến cáo của EIA (
Electronic Indusstries Alliance), họ đã khuyến khích sử dụng dạng mã vạch này
dành cho các linh kiện điện tử nhỏ.
Phân biệt mã vạch QR code và mà vạch
Data Matrix
Áp
dụng mã vạch vào việc quản lý sản phẩm và quản lý kho, phần mềm PharmaDeluxe hỗ
trợ khách hàng gán thông tin mã sản phẩm đã có sẵn vào phần mềm hoặc cho phép
tự tạo mã nhập hàng tương ứng với từng đơn hàng nhập vào, giúp khách hàng quản
lý hàng tồn kho theo đúng số lô và hạn dùng của từng đợt nhập hàng.