Thuốc cũng có khả năng làm đổi màu "nước tiểu"?
Việc nước tiểu xuất hiện các màu bất thường như xanh, đỏ, cam, hồng có thể khiến nhiều người cảm thấy hoang mang, lo sợ. Đó có thể là tác dụng phụ của thuốc mà bạn dùng. Dưới đây là một số loại thuốc có tác dụng phụ làm đổi màu nước tiểu.
Nước tiểu bình thường có màu từ vàng nhạt đến vàng nâu – đây vốn là màu của sắc tố urochrome tùy theo độ loãng hoặc đặc của nước tiểu. Những trường hợp khiến nước tiểu thay đổi màu chủ yếu đến từ thực phẩm, bệnh lý hoặc do thuốc. Nước tiểu có thể xuất hiện những màu sắc “khác lạ” sau đây khi sử dụng thuốc.
Nước tiểu màu xanh dương, xanh lá
Các loại thuốc làm đổi màu nước tiểu thành xanh lá hoặc xanh dương bao gồm:
- Amitriptyline (thuốc chống trầm cảm)
- Indomethacin (thuống kháng viêm)
- Propofol (thuốc tiêm để gây mê)
- Cimetidin (thuốc trị đau dạ dày và trào ngược dạ dày – thực quản)
- Xanh methylen (một hoạt chất trong các thuốc điều trị nhiễm trùng tiết niệu)
- Metoclopramide (thuốc điều trị nôn, buồn nôn)

Nước tiểu màu xanh lá, xanh dương có thể do uống các thuốc có thành phần cimetidin, xanh methylen...
Nước tiểu màu đỏ hoặc hồng
Thuốc điển hình làm cho nước tiểu có màu này là rifampicin (kháng sinh trị lao), với thuốc này ngoài việc làm đỏ nước tiểu còn có thể làm mồ hôi, nước mắt và phân cũng có màu đỏ. Ngoài ra, còn có ibuprofen (thuốc hạ sốt giảm đau, kháng viêm) cũng có thể làm nước tiểu có màu đỏ.
Màu sắc này rất dễ gây lo lắng, hoang mang cho người mắc phải vì tương đối giống màu của máu. Ngoài thuốc, một số thực phẩm có thể làm nước tiểu có màu đỏ hồng như thanh long ruột đỏ, củ dền và mâm xôi… Tuy nhiên, với nước tiểu màu đỏ, nên cẩn thận xem xét bản thân có mắc kèm các triệu chứng bất thường nào khác hay không vì một số tình trạng bệnh lý như nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận cũng có thể gây ra tình trạng tiểu ra máu.
Nước tiểu màu cam
Thuốc có thể làm cho nước tiểu có màu cam là:
- Sulfasalazine (trị viêm ruột và viêm khớp)
- Isoniazid (kháng sinh trị lao)
- Warfarin (thuốc chống đông máu)
- Cả thuốc rifampicin kể trên cũng có thể làm nước tiểu có màu cam.
Nước tiểu có màu vàng neon
Nước tiểu có màu vàng sáng rực hơn bình thường cũng có thể gây ra bởi thuốc, bao gồm các vitamin nhóm B như vitamin B2 (riboflavin) và vitamin B12 (cyanocobalamin, hydroxocobalamin). Dấu hiệu này cho thấy cơ thể chúng ta đã dư thừa các loại vitamin trên.

Bên cạnh thuốc, thực phẩm và một số tình trạng bệnh củng có thể ảnh hưởng lên màu sắc nước tiểu.
Nước tiểu màu nâu sậm
Các loại thuốc làm đổi màu nước tiểu thành nâu đậm bao gồm:
- Chloroquine và primaquine (thuốc chống sốt rét)
- Metronidazole (thuốc kháng sinh nhiễm khuẩn đường ruột)
- Nitrofurantoin (thuốc kháng khuẩn đường tiết niệu)
- Methocarbamol (thuốc giãn cơ, giảm đau cơ)
- Paracetamol (thuốc giảm đau, hạ sốt) khi quá liều sẽ làm cho nước tiểu màu nâu
- Ngoài ra, ăn nhiều nha đam (lô hội) hoặc dùng các thuốc nhuận tràng chiết xuất từ nha đam cũng có thể khiến nước tiểu có màu nâu.
Kết luận
Các liệt kê phía trên chủ yếu là các loại thuốc tiêu biểu và vẫn chưa bao gồm hết tất cả trường hợp.
Nhìn chung, đổi màu nước tiểu gây ra bởi thuốc hoặc thực phẩm thường vô hại và không phải là tác dụng phụ quá nghiêm trọng.
Tuy nhiên, thay đổi màu nước tiểu cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào đó như chảy máu đường tiểu, nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, sỏi bàng quang... Nếu bạn đã ngưng dùng các loại thuốc hay thực phẩm trên mà màu nước tiểu lạ thường của bạn vẫn không biến mất, đặc biệt nếu cơ thể mắc kèm các triệu chứng như đau bụng, đau lưng, sốt, tiểu gắt, tiểu rát, nước tiểu có kèm theo vẩn đục hoặc bất kì dấu hiệu bất thường nào khác, hãy đến ngay các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và chẩn đoán tình trạnh bệnh.
Sự bùng nổ của smartphone
Ngày nay,điện thoại di động đã trở thành một trong những công cụ liên lạc thiết yếu của con người. Không chỉ thế, ngoài chức năng liên lạc, cùng với sự phát triển của công nghệ, kết nối toàn cầu, điện thoại di động còn được trang bị nhiều ứng dụng giải trí, định vị, mua sắm, thanh toán trực tuyến,…
Khi tablet không còn là "của quý" của làng công nghệ thế giới
Zal Bilimoria - một tác giả chuyên về mảng đầu tư di động, thị trường trao đổi và kinh tế chung. Ông đã dành gần 10 năm với vai trò định hướng sản phẩm cho Microsoft, Google, Netflix và LinkedIn. Ông cũng là đồng sáng lập/ CEO của Snip.ly, một startup có trụ sở tại San Francisco. Dưới đây là những suy nghĩ của ông về thị trường máy tính bảng hiện nay và xu thế của chúng trong những năm tới.
Lộ thông tin cá nhân: Khách hàng luôn chịu thiệt
“Alo, chào chị! Em là nhân viên ngân hàng…; Chào chị! Em gọi đến từ công ty bảo hiểm…”. Liên tiếp các cuộc gọi mời chào sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp khiến người sử dụng điện thoại di động rất bực mình. Thông tin cá nhân đang bị chuyển hóa thành “thông tin công cộng” vì không được bảo vệ trong các giao dịch.
Hướng dẫn bật chế độ tiết kiệm 3G trên các trình duyệt di động
Nén dữ liệu, giảm chất lượng hình ảnh, tắt quảng cáo,… là một trong số những giải pháp giúp giảm đáng kể lưu lượng sử dụng trên các thiết bị di động. Bên cạnh đó, tốc độ tải web sẽ cải thiện nếu tốc độ đường truyền hiện tại không đủ mạnh.
Những điều bạn cần biết về smartphone và bảo mật di động.
Smarphone có thể không an toàn, thậm chí gây nguy hiểm cho bạn khi nói đến vấn đề bảo mật dữ liệu riêng tư của bạn. Theo một nghiên cứu gần đây của nhà sản xuất bảo mật di động NQ Mobile, có đến hơn 48% người sử dụng smartphone không sử dụng mật mã để khóa thiết bị của họ. Bất cứ ai kiểm soát được điện thoại của bạn cũng kiểm soát nhận dạng ảo của bạn, do đó hãy cố gắng tự bảo vệ mình ngay từ bây giờ. Hãy tham khảo qua Infographic dưới đây để tìm hiểu thêm về sự riêng tư trên điện thoại và cách thức mà smartphone có thể bị xâm nhập.