Tương tác thuốc: Mối đe dọa thầm lặng
Tương tác thuốc là một trong những vấn đề rất được các chuyên gia y tế quan tâm trong việc kê đơn thuốc cho người bệnh vì nó có thể gây ra những tác hại khôn lường. Đối với người dân, việc nắm một số lưu ý về vấn đề này cũng sẽ giúp chúng ta dùng thuốc đúng cách, bảo vệ sức khỏe bản thân.

Tương tác thuốc là gì?
Trong một số tình trạng bệnh lý, để điều trị hiệu quả, cần phải phối hợp nhiều loại thuốc. Khi sử dụng đồng thời nhiều thuốc cho người bệnh, nguy cơ tương tác thuốc có thể xảy ra.
Tương tác thuốc là một phản ứng giữa một thuốc với một tác nhân thứ hai (thuốc, thực phẩm, hoá chất khác). Phản ứng đó có thể xảy ra bên trong cơ thể người hay thậm chí ở bên ngoài cơ thể khi bào chế, bảo quản, thử nghiệm hay chế biến các thuốc.
Tương tác thuốc – thuốc
Các loại thuốc khi vào cơ thể người sẽ phải trải qua các quá trình sinh hóa rất phức tạp để có thể đưa ra tác dụng mong muốn, 4 quá trình chính mà cơ thể người tác động lên thuốc bao gồm: hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ. Khi dùng 2 hay nhiều thuốc, các thuốc có thể phản ứng lẫn nhau ở các giai đoạn đó.

Tương tác thuốc có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe từ nhẹ đến nghiêm trọng
Ngoài ra sự tương tác còn có thể đến từ tác dụng của bản thân mỗi loại thuốc. Các tác dụng này có thể hiệp lực với nhau hoặc cũng có thể đối kháng lẫn nhau gây nên một số tác dụng nhất định.
Tương tác giữa thuốc với thuốc có thể có lợi hoặc có hại. Với một số phản ứng tương tác có lợi sẽ làm tăng hiệu quả điều trị, được các bác sĩ, dược sĩ ứng dụng vào điều trị. Tuy nhiên, cũng có không ít những tương tác thuốc có hại cho sức khỏe người bệnh, làm giảm tác dụng điều trị, làm tăng độc tính cho thuốc. Với các tương tác có hại này, tùy vào mức độ nặng nhẹ mà các chuyên gia y tế sẽ đưa ra hướng giải quyết phù hợp, có thể cân nhắc giảm liều, thay đổi thời gian uống hoặc đổi thuốc khác.
Tương tác thuốc – thức ăn, đồ uống
Thực tế, thức ăn và đồ uống có thể tác động không nhỏ đến tác dụng của thuốc, việc này có thể đến từ một số nguyên nhân sau đây:
Thức ăn có thể làm thay đổi pH dạ dày, pH lại là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ tan và sự hấp thu của thuốc.
Thức ăn chứa các nguồn dinh dưỡng gồm chất đạm, tinh bột, chất béo, khoáng chất, kim loại, vitamin… những chất này có thể tác động đến hoạt tính của các loại thuốc bạn uống.
Các thức uống như bia rượu, cà phê, trà, sữa tươi có thể tác động lên các quá trình chuyển hóa động học của thuốc trong cơ thể người, đôi khi sẽ làm mất tác dụng thuốc hoặc gây ra một số tác dụng nguy hiểm, đặc biệt là rượu bia.
Phòng tránh tương tác thuốc có hại
Trên thực tế, khi kê đơn thuốc cho bệnh nhân, các nhân viên y tế đã rà soát, kiểm tra để hạn chế tối đa các cặp tương tác thuốc – thuốc nguy hiểm ở trong đơn. Về phía người dân, cần lưu ý một số điều sau để phòng tránh xảy ra các phản ứng có hại gây ra bởi tương tác thuốc:
- Khi đi khám bệnh, hãy nói cho bác sĩ biết các loại thuốc bạn đang dùng, nếu không biết rõ tên, hãy mang hẳn vỉ thuốc lên đưa bác sĩ. Thông qua đây, bác sĩ sẽ biết để tránh kê thêm các thuốc có tương tác với thuốc bạn đang dùng trước đó.
- Sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một số thuốc phải dùng trước bữa ăn, số khác lại dùng sau bữa ăn, người dân cần tuân theo đúng chỉ dẫn để hạn chế loại tương tác thuốc – thức ăn. Ngoài ra, nên uống thuốc ở nguyên dạng bào chế, không tự ý bẻ, nghiền, nhai viên thuốc trừ khi trong toa hướng dẫn như vậy.
- Không tự ý đi mua các loại thuốc, thực phẩm chức năng để uống song song với đơn thuốc hiện có. Nếu thật sự cần mua thêm thuốc, hãy mang theo đơn thuốc đang dùng và tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ bán thuốc để tránh các phối hợp gây hại.
- Sau khi dùng thuốc, nếu cảm thấy cơ thể xuất hiện bất kì hiện tượng, triệu chứng bất thường nào, hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế và mang theo đơn thuốc hoặc các loại thuốc mà bạn đang dùng.
Theo Medihub
Khi tablet không còn là "của quý" của làng công nghệ thế giới
Zal Bilimoria - một tác giả chuyên về mảng đầu tư di động, thị trường trao đổi và kinh tế chung. Ông đã dành gần 10 năm với vai trò định hướng sản phẩm cho Microsoft, Google, Netflix và LinkedIn. Ông cũng là đồng sáng lập/ CEO của Snip.ly, một startup có trụ sở tại San Francisco. Dưới đây là những suy nghĩ của ông về thị trường máy tính bảng hiện nay và xu thế của chúng trong những năm tới.
Lộ thông tin cá nhân: Khách hàng luôn chịu thiệt
“Alo, chào chị! Em là nhân viên ngân hàng…; Chào chị! Em gọi đến từ công ty bảo hiểm…”. Liên tiếp các cuộc gọi mời chào sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp khiến người sử dụng điện thoại di động rất bực mình. Thông tin cá nhân đang bị chuyển hóa thành “thông tin công cộng” vì không được bảo vệ trong các giao dịch.
Hướng dẫn bật chế độ tiết kiệm 3G trên các trình duyệt di động
Nén dữ liệu, giảm chất lượng hình ảnh, tắt quảng cáo,… là một trong số những giải pháp giúp giảm đáng kể lưu lượng sử dụng trên các thiết bị di động. Bên cạnh đó, tốc độ tải web sẽ cải thiện nếu tốc độ đường truyền hiện tại không đủ mạnh.
Những điều bạn cần biết về smartphone và bảo mật di động.
Smarphone có thể không an toàn, thậm chí gây nguy hiểm cho bạn khi nói đến vấn đề bảo mật dữ liệu riêng tư của bạn. Theo một nghiên cứu gần đây của nhà sản xuất bảo mật di động NQ Mobile, có đến hơn 48% người sử dụng smartphone không sử dụng mật mã để khóa thiết bị của họ. Bất cứ ai kiểm soát được điện thoại của bạn cũng kiểm soát nhận dạng ảo của bạn, do đó hãy cố gắng tự bảo vệ mình ngay từ bây giờ. Hãy tham khảo qua Infographic dưới đây để tìm hiểu thêm về sự riêng tư trên điện thoại và cách thức mà smartphone có thể bị xâm nhập.