Điều kiện cần và đủ để được cấp giấy phép chứng nhận đạt chuẩn GPP
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 02/2018/TT – BYT quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc do Bộ y tế ban hàng.
- Thông tư 15/2011/TT – BYT về tổ chức và hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện do Bộ y tế ban hành.
- Thông tư 36/2018/ TT – BYT quy định về thực hành bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc do Bộ trưởng bộ y tế ban hành.
Đơn vị nào đủ thẩm quyền cấp giấy chứng nhận GPP?
- Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở kinh doanh dược quy định tại các Điểm a, b, c, e, g và h Khoản 2 Điều 32 của khoản 3 Điều 42 Luật Dược 2016.
- Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại, Điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở kinh doanh dược quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 2 Điều 32 của Luật này.
Điều kiện xin cấp giấy chứng nhận thực hành nhà thuốc tốt (GPP)
- Giấy đăng ký kinh doanh theo luật pháp Việt Nam
- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề bản lẻ dược phẩm theo quy định của luật pháp Việt Nam
- Các điều kiện về nhân sự: Nhân sự cần có chứng chỉ chuyên ngành Dược, có bằng cấp chuyên môn, có chứng chỉ hành nghề Dược theo quy định, phải được đào tạo và cập nhật về GPP
- Các điều kiện về cơ sở vật chất: Có địa điểm cụ thể phù hợp với nhà thuốc, xây với diện tích tối thiểu là 10 m2, có đầy đủ thiết bị bảo quản thuốc, quản lý tốt hồ sơ, sổ sách và tài liệu theo tiêu chuẩn. Một số nhà thuốc thực hiện pha chế các loại thuốc nguy hiểm cần phải tuân thủ các điều kiện về cơ sở vật chất theo quy định.

Hồ sơ cấp chứng nhận đạt chuẩn thực hành nhà thuốc tốt (GPP)
- Đơn đăng ký kiểm tra GPP (đơn đăng ý kiểm tra “thực hành nhà thuốc tốt”);
- Bản sao công chứng Chứng chỉ hành nghề Dược;
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Danh sách nhân sự trong cơ sở nếu có;
- Bản kê khai các trang – thiết bị và cơ sở vật chất của hiệu thuốc;
- Biên bản tự chấm điểm theo Danh mục kiểm tra của Cục quản lý dược Việt Nam;
- Bản các quy trình thao tác chuẩn SOP nhà thuốc GPP;
- Hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động của nhà thuốc do nhà nước Việt Nam ban hành.
Một số quy định về hồ sơ cấp giấy chứng nhận nhà thuốc GPP
- Đơn đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo Mẫu số 19, 20 và 21 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
- Tài liệu kỹ thuật quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 38 của Luật Dược bao gồm Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc Giấy chứng nhận Thực hành tốt tại địa điểm kinh doanh (nếu có) và các tài liệu kỹ thuật sau:
- Đối với cơ sở bán lẻ thuốc: Tài liệu về địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc.
- Đối với cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền: Tài liệu chứng minh việc đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều 31 của Nghị định này theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này phải được đóng dấu của cơ sở trên trang bìa ngoài và đóng dấu giáp lai đối với tất cả các trang còn lại của tài liệu kỹ thuật. Trường hợp cơ sở không có con dấu thì phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của cơ sở.
Trình tự, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận thực hành tốt nhà thuốc
- Cơ sở kinh doanh thuốc đề nghị cấp giấy chứng nhận thực hành tốt nhà thuốc. Và chuẩn bị bộ hồ sơ thẩm định nhà thuốc GPP như trên.
- Nộp hồ sơ thẩm định GPP đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở y tế sở tại.
- Bộ phận tiếp nhận sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và gửi phiếu tiếp nhận hồ sơ cho cơ sở bán thuốc có nhu cầu.
- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định và phê duyệt.
- Trả kết quả thẩm định: Đến hẹn trả kết quả ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, đơn vị xin cấp chứng nhận GPP trực tiếp mang phiếu tiếp nhận hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thẩm định, để nhận giấy chứng nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”
Thời gian cấp chứng nhận nhà thuốc đạt chuẩn GPP
- Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, Điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược nộp đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Luật này.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp; 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại, Điều chỉnh, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tổ chức đánh giá và cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược theo thẩm quyền; trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Mẫu giấy chứng nhận đạt chuẩn GPP

Dược sĩ nhà thuốc là gì? Vai trò và trách nhiệm của người dược sĩ
Những lưu ý trong đánh giá định kỳ kinh doanh nhà thuốc duy trì đáp ứng GPP
Tại sao cần tái thẩm định GPP nhà thuốc?
Các chủ nhà thuốc GPP cần tái thẩm định GPP nhà thuốc của mình vì giấy chứng nhận “Thực hành tốt nhà thuốc - GPP” chỉ có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày được cấp. Vì vậy, các nhà thuốc GPP cần phải nộp hồ sơ đến Sở Y Tế tại địa phương để đề nghị tái kiểm tra, công nhận để được tiếp tục hoạt động.
Các loại mã vạch thông dụng và ứng dụng của chúng.
Các loại mã vạch thông dụng và ứng dụng của mã vạch sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng thể hơn khi phải đối mặt với nhiều lựa chọn về quản lý sản phẩm và quản lý giá trị hàng tồn kho của bạn. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn được đúng loại mã vạch bằng cách giới thiệu các loại mã vạch 1D và mã vạch 2D.
Làm thế nào để quản lý nhân viên nhà thuốc hiệu quả?
Nhân viên bán hàng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên thành công trong việc kinh doanh tại nhà thuốc. Đây cũng là bộ mặt của nhà thuốc, là những người có sự tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và có thể đem lại kết quả hoặc tốt hoặc xấu cho quá trình bán hàng.