Nhiệt độ, Độ ẩm nhà thuốc GPP – Cách bảo quản thuốc?

Yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm trong nhà thuốc GPP
- Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, nhiệt độ môi trường bảo quản dưới 30°C, độ ẩm dưới 75%.
- Các thiết bị bảo quản mát (hoặc tủ lạnh) có nhiệt độ từ 8 đến 15°C, yêu cầu bảo quản lạnh từ 2 - 8°C.
- Điều kiện bảo quản thuốc đặc biệt
- Các loại thuốc có yêu cầu đặc biệt (ví dụ: yêu cầu duy trì liên tục việc bảo quản lạnh) chỉ được phép bảo quản không tuân theo quy định trên trong các quãng thời gian ngắn (ví dụ: khi sắp xếp hay di chuyển cục bộ trong nhà thuốc, kho thuốc).
- Trang bị tủ lạnh chuyên dụng để bảo quản riêng biệt
Cách để bảo quản thuốc tại các nhà thuốc GPP
- Tủ, kệ đảm bảo trơn nhẵn dễ dàng vệ sinh
- Thiết kế chiếu sáng đảm bảo đủ ánh sáng để tránh nhầm lẫn thông tin thuốc.
- Trang bị các thiết bị, hệ thống kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm theo quy định.
- Các có sở y tế cần trang bị các thiết bị theo dõi nhiệt độ tự ghi với tần suất ghi phù hợp.
- Sử dụng các bao bì liên quan trực tiếp đến thuốc. Trong trường hợp hết các bao bì nói trên, người bán cần dùng các bao bì kín khí và có đủ độ cứng để bảo quản.
- Không sử dụng các bao bì lẻ chứa nội dung quảng cáo của loại thuốc khác để đựng thuốc.
- Chú ý về các loại thuốc dùng ngoài nên được đựng trong bao bì phù hợp.
- Thuốc được pha chế theo đơn cần sử dụng trong các loại bao bì chuyên dụng, giúp dễ phân biệt và không gây ảnh hưởng đến thuốc.
- Khi bán lẻ, nếu thuốc không đựng trong bao bì ban đầu của nó thì người bán cần phải ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, nồng độ cũng như liều lượng và cách dùng trong trường hợp không có đơn thuốc.
- Với thuốc pha theo đơn, người bán cần ghi đầy đủ thông tin thuốc như khi bán lẻ. Ngoài ra cần bổ sung thêm ngày sản xuất, hạn dùng, tên người bệnh, thông tin về cơ sở pha chế cũng như các cảnh báo an toàn đối với trẻ em.
Thực hiện bảo quản thuốc tại nhà thuốc GPP
- Duy trì các điều kiện bảo quản một cách liên tục và xuyên suốt trong thời gian bảo quản.
- Bảo quản các loại thuốc nhạy cảm với nhiệt độ ở các kho lạnh hoặc tủ lạnh, thuốc nhạy cảm với ánh sáng được bảo quản trong bao bì kín, ánh sáng không thể truyền qua.
- Giữ nguyên vẹn bao bì thuốc trong toàn bộ quá trình bảo quản.
- Bảo quản riêng biệt các loại thuốc đặc biệt (thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần)
- Kiểm tra định kỳ số lượng thuốc trong kho, việc đối chiếu này cần phải tiến hành khi mỗi lô thuốc được sử dụng hết.
- Điều tra các sai lệch, thất thoát thuốc và tìm ra nguyên nhân.
- Kiểm tra số lô và hạn dụng một cách thường xuyên, đảm bảo sắp xếp thuốc tại nhà thuốc gpp theo nguyên tắc FEFO và FIFO.
- Kiểm tra chất lượng thuốc định kỳ để phát hiện các hư hỏng hay biến chất khi bảo quản.
- Các sản phẩm hết hạn cần được bảo quản ở một vị trí riêng, dán nhãn chờ xử lý. Có biện pháp đề phòng việc cấp phát, sử dụng thuốc, nguyên liệu hết hạn dùng.

- Điều kiện bảo quản về nhiệt độ và độ ẩm được kiểm tra tối thiểu 2 lần/trong ngày
- Kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm tối thiểu 2 lần/ngày
- Ghi chép các số liệu theo dõi về điều kiện bảo quản
- Mỗi nhà thuốc, mỗi kho cần có một thiết bị theo dõi nhiệt tự động ghi với tần suất ghi tối thiểu là 30 phút/lần
- Có thiết bị cảnh báo kịp thời về các sự cố hay sai lệch các thông số nhiệt độ và độ ẩm.
- Cần nhân lực, mất thời gian từ việc ghi chép và tổng hợp
- Chỉ ghi được các giá trị tại thời điểm kiểm tra, chưa phản ánh đầy đủ toàn bộ thời gian bảo quản.
- Không thể kịp thời phát hiện sự cố phát sinh.
- Giám sát các thông số độ ẩm và nhiệt độ thuận tiện thông qua app di động hay trình duyệt web.
- Cảnh báo ngay khi xảy ra các vấn đề phát sinh
- Toàn bộ dữ liệu lịch sử bảo quản thuốc được ghi lại
- Xem trực tuyến thời gian thực các giá trị hiện tại của thuốc trong kho.
- Xuất các báo cáo từ xa qua internet
- Giao diện thân thiện, dễ sử dụng

Dược sĩ nhà thuốc là gì? Vai trò và trách nhiệm của người dược sĩ
Những lưu ý trong đánh giá định kỳ kinh doanh nhà thuốc duy trì đáp ứng GPP
Tại sao cần tái thẩm định GPP nhà thuốc?
Các chủ nhà thuốc GPP cần tái thẩm định GPP nhà thuốc của mình vì giấy chứng nhận “Thực hành tốt nhà thuốc - GPP” chỉ có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày được cấp. Vì vậy, các nhà thuốc GPP cần phải nộp hồ sơ đến Sở Y Tế tại địa phương để đề nghị tái kiểm tra, công nhận để được tiếp tục hoạt động.
Các loại mã vạch thông dụng và ứng dụng của chúng.
Các loại mã vạch thông dụng và ứng dụng của mã vạch sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng thể hơn khi phải đối mặt với nhiều lựa chọn về quản lý sản phẩm và quản lý giá trị hàng tồn kho của bạn. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn được đúng loại mã vạch bằng cách giới thiệu các loại mã vạch 1D và mã vạch 2D.
Làm thế nào để quản lý nhân viên nhà thuốc hiệu quả?
Nhân viên bán hàng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên thành công trong việc kinh doanh tại nhà thuốc. Đây cũng là bộ mặt của nhà thuốc, là những người có sự tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và có thể đem lại kết quả hoặc tốt hoặc xấu cho quá trình bán hàng.