Thuốc cũng có khả năng làm đổi màu "nước tiểu"?
Việc nước tiểu xuất hiện các màu bất thường như xanh, đỏ, cam, hồng có thể khiến nhiều người cảm thấy hoang mang, lo sợ. Đó có thể là tác dụng phụ của thuốc mà bạn dùng. Dưới đây là một số loại thuốc có tác dụng phụ làm đổi màu nước tiểu.
Nước tiểu bình thường có màu từ vàng nhạt đến vàng nâu – đây vốn là màu của sắc tố urochrome tùy theo độ loãng hoặc đặc của nước tiểu. Những trường hợp khiến nước tiểu thay đổi màu chủ yếu đến từ thực phẩm, bệnh lý hoặc do thuốc. Nước tiểu có thể xuất hiện những màu sắc “khác lạ” sau đây khi sử dụng thuốc.
Nước tiểu màu xanh dương, xanh lá
Các loại thuốc làm đổi màu nước tiểu thành xanh lá hoặc xanh dương bao gồm:
- Amitriptyline (thuốc chống trầm cảm)
- Indomethacin (thuống kháng viêm)
- Propofol (thuốc tiêm để gây mê)
- Cimetidin (thuốc trị đau dạ dày và trào ngược dạ dày – thực quản)
- Xanh methylen (một hoạt chất trong các thuốc điều trị nhiễm trùng tiết niệu)
- Metoclopramide (thuốc điều trị nôn, buồn nôn)

Nước tiểu màu xanh lá, xanh dương có thể do uống các thuốc có thành phần cimetidin, xanh methylen...
Nước tiểu màu đỏ hoặc hồng
Thuốc điển hình làm cho nước tiểu có màu này là rifampicin (kháng sinh trị lao), với thuốc này ngoài việc làm đỏ nước tiểu còn có thể làm mồ hôi, nước mắt và phân cũng có màu đỏ. Ngoài ra, còn có ibuprofen (thuốc hạ sốt giảm đau, kháng viêm) cũng có thể làm nước tiểu có màu đỏ.
Màu sắc này rất dễ gây lo lắng, hoang mang cho người mắc phải vì tương đối giống màu của máu. Ngoài thuốc, một số thực phẩm có thể làm nước tiểu có màu đỏ hồng như thanh long ruột đỏ, củ dền và mâm xôi… Tuy nhiên, với nước tiểu màu đỏ, nên cẩn thận xem xét bản thân có mắc kèm các triệu chứng bất thường nào khác hay không vì một số tình trạng bệnh lý như nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận cũng có thể gây ra tình trạng tiểu ra máu.
Nước tiểu màu cam
Thuốc có thể làm cho nước tiểu có màu cam là:
- Sulfasalazine (trị viêm ruột và viêm khớp)
- Isoniazid (kháng sinh trị lao)
- Warfarin (thuốc chống đông máu)
- Cả thuốc rifampicin kể trên cũng có thể làm nước tiểu có màu cam.
Nước tiểu có màu vàng neon
Nước tiểu có màu vàng sáng rực hơn bình thường cũng có thể gây ra bởi thuốc, bao gồm các vitamin nhóm B như vitamin B2 (riboflavin) và vitamin B12 (cyanocobalamin, hydroxocobalamin). Dấu hiệu này cho thấy cơ thể chúng ta đã dư thừa các loại vitamin trên.

Bên cạnh thuốc, thực phẩm và một số tình trạng bệnh củng có thể ảnh hưởng lên màu sắc nước tiểu.
Nước tiểu màu nâu sậm
Các loại thuốc làm đổi màu nước tiểu thành nâu đậm bao gồm:
- Chloroquine và primaquine (thuốc chống sốt rét)
- Metronidazole (thuốc kháng sinh nhiễm khuẩn đường ruột)
- Nitrofurantoin (thuốc kháng khuẩn đường tiết niệu)
- Methocarbamol (thuốc giãn cơ, giảm đau cơ)
- Paracetamol (thuốc giảm đau, hạ sốt) khi quá liều sẽ làm cho nước tiểu màu nâu
- Ngoài ra, ăn nhiều nha đam (lô hội) hoặc dùng các thuốc nhuận tràng chiết xuất từ nha đam cũng có thể khiến nước tiểu có màu nâu.
Kết luận
Các liệt kê phía trên chủ yếu là các loại thuốc tiêu biểu và vẫn chưa bao gồm hết tất cả trường hợp.
Nhìn chung, đổi màu nước tiểu gây ra bởi thuốc hoặc thực phẩm thường vô hại và không phải là tác dụng phụ quá nghiêm trọng.
Tuy nhiên, thay đổi màu nước tiểu cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào đó như chảy máu đường tiểu, nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, sỏi bàng quang... Nếu bạn đã ngưng dùng các loại thuốc hay thực phẩm trên mà màu nước tiểu lạ thường của bạn vẫn không biến mất, đặc biệt nếu cơ thể mắc kèm các triệu chứng như đau bụng, đau lưng, sốt, tiểu gắt, tiểu rát, nước tiểu có kèm theo vẩn đục hoặc bất kì dấu hiệu bất thường nào khác, hãy đến ngay các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và chẩn đoán tình trạnh bệnh.
Nên chọn phần mềm quản lý nhà thuốc như thế nào để đáp ứng được nhu cầu quản lý?
Từ những khó khăn của việc quản lý nhà thuốc theo cách thủ công, có thể thấy rõ, giải pháp quản lý nhà thuốc bằng phần mềm rất cần thiết đối với các nhà thuốc. Tuy nhiên, vấn đề nên chọn phần mềm quản lý nhà thuốc như thế nào để đáp ứng được nhu cầu của nhà thuốc?
Vì sao nhiều nhà thuốc vẫn chưa muốn áp dụng phần mềm quản lý nhà thuốc?
Theo quy định từ cục quản lý dược, để đạt chuẩn GPP thì các nhà thuốc cần phải áp dụng phần mềm để kết nối và liên thông với Cục Quản Lý Dược nhằm báo cáo tình hình xuất nhập thuốc. Tuy nhiên, vẫn có một số nhà thuốc chỉ sử dụng phần mềm mang tính đối phó, có quầy thuốc vẫn còn áp dụng phương pháp quản lý thủ công như ghi chép ra sổ hoặc dùng file excel. Phần mềm quản lý nhà thuốc mang lại rất nhiều lợi ích, sự tiện dụng cho dược sĩ và nhân viên bán hàng, tại sao vẫn có nhiều nhà thuốc chưa muốn áp dụng phần mềm quản lý nhà thuốc?
Dược sĩ nhà thuốc là gì? Vai trò và trách nhiệm của người dược sĩ
Dược sĩ là gì? Vai trò, nhiệm vụ của một dược sĩ nhà thuốc gồm những gì?... là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra mặc dù đây là một trong những ngành nghề khá phổ biến hiện nay do nhu cầu sử dụng dược phẩm của người dân ngày càng cao.
Những lưu ý trong đánh giá định kỳ kinh doanh nhà thuốc duy trì đáp ứng GPP
Việc đánh giá định kỳ việc cơ sở bán lẻ thuốc duy trì đáp ứng GPP được quy định tại Điều 9 Thông tư 02/2018/TT - BYT quy định về Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc do Bộ trưởng Bộ Ý tế ban hành.
Dưới đây là toàn bộ những lưu ý quan trọng trong đánh giá định kỳ kinh doanh nhà thuốc GPP, quầy thuốc mà các dược sĩ mới mở nhà thuốc, quầy thuốc cần nắm vững trong suốt quá trình kinh doan
Tại sao cần tái thẩm định GPP nhà thuốc?
Các chủ nhà thuốc GPP cần tái thẩm định GPP nhà thuốc của mình vì giấy chứng nhận “Thực hành tốt nhà thuốc - GPP” chỉ có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày được cấp. Vì vậy, các nhà thuốc GPP cần phải nộp hồ sơ đến Sở Y Tế tại địa phương để đề nghị tái kiểm tra, công nhận để được tiếp tục hoạt động.